Skip to main content

Viện khoa học tính toán

Viện Khoa học tính toán (Institute for Computational Science - INCOS) trực thuộc Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) được thành lập vào ngày 05/02/2014.

Mục tiêu của Viện là “Phát triển Viện thành một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học xuất sắc về Khoa học tính toán tại Việt Nam, góp phần thiết thực để thực hiện mục tiêu phát triển Đại học Tôn Đức Thắng thành trường đại học nghiên cứu nằm trong Top 60 các trường đại học hàng đầu Châu Á vào năm 2037”.

Viện hiện có 05 Ban nghiên cứu gồm: Ban toán học và kỹ thuật tính toán (CME); Ban tính toán trong xây dựng (DCC); Ban cơ điện tử tính toán (DCME); Ban vật lý tính toán (DCP); Ban khoa học nhiệt và lưu chất (DTFS). Đội ngũ nghiên cứu viên của Viện là những chuyên gia, nhà khoa học, tiến sĩ trong và ngoài nước. Viện hiện có 20 nghiên cứu viên làm việc toàn thời gian và hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học tham gia cộng tác ngắn hạn.

tdtu

Nhiệm vụ cụ thể của Viện Khoa học tính toán:

  • Công bố các công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế trong danh mục ISI/Scopus;
  • Thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản và ứng dụng các cấp;
  • Đăng ký bằng sáng chế của Cục sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ (USPTO);
  • Đào tạo chương trình tiến sĩ ngành Khoa học tính toán;
  • Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, các lớp đào tạo kỹ năng nghiên cứu;
  • Hợp tác và liên kết cùng các đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động khoa học.

 

tdtu tdtu
tdtu tdtu

Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học tính toán:

Nhân sự Viện Khoa học tính toán:

  • 23 nghiên cứu viên cơ hữu trong đó có hơn 85% là tiến sĩ, phó giáo sư.
  • Hơn 20 giáo sư cố vấn và giáo sư cộng tác là các chuyên gia đầu ngành từ các Viện nghiên cứu và Trường Đại học nước ngoài.
  • 01 nghiên cứu viên sau tiến sĩ (Postdoc).
  • Viện Khoa học tính toán được dẫn dắt bởi Viện trưởng GSTT. Nguyễn Thời Trung, là một trong những chuyên gia đầu ngành về Phương pháp số cho Cơ học tính toán, Tối ưu hóa kết cấu, Phân tích độ tin cậy kết cấu, Phương pháp số chẩn đoán sức khỏe kết cấu và Trí tuệ nhân tạo. Cho đến nay, ông đã công bố hơn 282 bài báo ISI (trên 50% là tác giả chính), hoàn thành 5 công trình nghiên cứu cơ bản cấp quốc gia, chỉ số H-index (ISI) là 56 và hơn 10,700 trích dẫn. Ông đã nhận nhiều giải thưởng về Khoa học công nghệ. Năm 2021 ông là nhà khoa học Việt Nam duy nhất có địa chỉ chính (the main affiliation) ở Việt Nam nằm trong danh sách Highly Cited của Clarivate.
  • Các nhà khoa học tiêu biểu của Viện: Nguyễn Trương Khang (Ban DCP): 164 bài báo ISI; H-index (Scopus) = 25; Tổng trích dẫn (Citations, Scopus): 3015; Dileep Kumar (Ban DCP): 42 bài báo ISI; H-index (Scopus) = 28; Tổng trích dẫn (Citations, Scopus): 2498; Đào Thanh Phong (Ban DCME): 67 bài báo ISI; H-index (Scopus) = 15; Tổng trích dẫn (Citations, Scopus): 680; Nguyễn Sỹ Dũng (Ban DCME): 21 bài báo ISI; H-index (Scopus) = 14; Tổng trích dẫn (Citations, Scopus): 451; Thái Hoàng Chiến (Nhóm DCM): 63 bài báo ISI; H-index (Scopus) = 38; Tổng trích dẫn (Citations, Scopus): 4256; Lê Cung Tưởng (Nhóm INFORMETRICS): 46 bài báo ISI; H-index (Scopus) = 18; Tổng trích dẫn (Citations, Scopus): 873.

Hướng nghiên cứu của các Ban/Nhóm nghiên cứu:

  • Ban CME: Phương pháp số, Cơ học tính toán, Tối ưu hóa, Xác suất thống kê và phân tích độ tin cậy, Tính toán Hiệu năng cao, v.v…
  • Ban DCME: Hệ thống thích ứng suy luận mờ Neuro-Fuzzy (ANFIS); Vật liệu và cấu trúc thông minh; Hệ thống điều khiển thông minh; Hư hỏng kết cấu thời gian thực; Thiết kế và tối ưu hóa bộ chuyển đổi năng lượng, v.v…
  • Ban DCP: Các phương pháp mô phỏng; Vật liệu mới và vật liệu nhân tạo; Anten vi sóng và công nghệ sóng Terahertz; Cảm biến quang học, v.v…
  • Ban DCC: Phân tích độ tin cậy kết cấu, Chẩn đoán sức khỏe công trình, v.v…
  • Ban DTFS: Hệ thống đối lưu và truyền nhiệt; Tổng hợp vật liệu mới dựa trên khoa học nhiệt và lưu chất; Ứng dụng năng lượng và sinh học, v.v…
  • Nhóm DCM: Các phương pháp số và mô hình hoá ứng xử bất ổn định của vật liệu, ứng xử phá huỷ, tương tác rắn – lỏng, công nghệ cơ – sinh học, v.v…
  • Nhóm INFORMETRICS: Định lượng khoa học trong giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế; Webometrics và Cybermetric; Sinh trắc học cho định lượng thông tin, v.v…

Đào tạo Tiến sĩ ngành Khoa học tính toán: Viện Khoa học tính toán bắt đầu đào tạo Tiến sĩ Ngành khoa học tính toán từ tháng 06/2018. Hiện nay, Viện đang đào tạo 11 nghiên cứu sinh.

Tạp chí Công nghệ tiên tiến và tính toán:

  • Viện chủ trì vận hành hoạt động của Tạp chí Công nghệ tiên tiến và tính toán “Journal of Advanced Engineering and Computation” (JAEC) từ năm 2017 cho đến nay. Mỗi năm JAEC xuất bản 4 số, và ít nhất 5 bài báo/1 số.
  • Năm 2020, Tạp chí JAEC là một trong bốn tạp chí khoa học có chỉ số trích dẫn cao nhất của Việt Nam.

tdtu

Hệ tính toán hiệu năng cao: Viện Khoa học tính toán phối hợp cùng các đơn vị chức năng tổ chức vận hành Hệ tính toán hiệu năng cao (High-Performance Computing Cluster - HPCC) gồm 01 máy chủ và 5 nodes tính toán nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nghiên cứu viên/giảng viên.

Một số thành tựu nổi bật của Viện Khoa học tính toán:

tdtu
Số lượng bài báo ISI theo năm học.
tdtu
Số bài báo ISI và đề tài NCKH tích lũy.
tdtu
Thống kê số lượng và loại đề tài NCKH theo giai đoạn.

 

STT

Tên bằng sáng chế

Nhà sáng chế

Năm

1

Internet of things (IoT) biotower (BloTower#) system and process for recycling food wastes into nutrients for growing organic plants

TS. Đỗ Hoàng Thịnh

2020

2

Device and process for a micromixer having a trapezoidal zigzag channel

TS. Tạ Quốc Bảo

2021

3

Smart portable toilet and method

ThS. Lưu Văn Toán

2021

4

Device and method for bowtie photoconductive antenna for terahertz wave detection

TS. Nguyễn Trương Khang

2021

5

Method and apparatus for magneto-rheological brake systems

PGS.TS. Nguyễn Quốc Hưng

2022

Bảng 1: Thống kê bằng sáng chế USPTO đã được bảo hộ

Một số chuyên gia, nhà khoa học tiêu biểu trên thế giới đang hợp tác với Viện

  • GS. Timon Rabczuck, Viện trưởng Viện cơ học kết cấu Đại học Bauhaus, Weimar, CHLB Đức; H-index (ISI) = 95; 597 bài báo ISI, Highly Cited Researcher from 2014 – 2021.
  • GS. Seung-Bok Choi, Đại học Inha, Hàn Quốc; phó tổng biên tập tạp chí Journal of Intelligent Material Systems and Structures;
  • GS. Jaehong Lee, Khoa Architectural Engineering, Đại học Sejong, Hàn Quốc, H-index (ISI) = 39; 239 bài báo ISI.
  • GS. Nguyễn Thái Đức, Viện trưởng Multi-disciplinary Parallel-Vector Computation Institute, Civil and Environmental Engineering Department, Đại học Old Dominion (ODU), USA;
  • PGS. Nguyễn Phạm Trung Hiếu, New Jersey Institute of Technology, University of Heights, Newark, USA.