Skip to main content

Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động

1. Giới thiệu và tổng quan về khoa Môi trường và Bảo hộ lao động

Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động (MT-BHLĐ) tiền thân là Khoa Khoa học bảo hộ lao động được thành lập vào ngày 16/04/1998 với duy nhất một ngành đào tạo Kỹ sư bảo hộ lao động. Ngày 09/09/2002, Khoa chính thức được đổi tên thành Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động.

Khoa MT-BHLĐ tự hào là đơn vị có lịch sử lâu đời và uy tín trong hoạt động đào tạo chuyên ngành Cấp thoát nước - Môi trường nước, đồng thời là nơi đầu tiên sáng lập và đào tạo ngành Bảo hộ lao động, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tất cả các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Khoa hiện có 27 nhân sự trong đó: Giáo sư, chuyên gia nước ngoài: 04; Trợ lý giáo sư: 01; Giảng viên chính: 01; Tiến sĩ: 13; Nghiên cứu sinh: 02; Thạc sĩ: 09; Kỹ sư: 02.

- Tổ chức: 03 bộ môn: Bảo hộ lao động; Khoa học môi trường; Công nghệ kỹ thuật môi trường (Chuyên ngành Cấp thoát nước và môi trường nước).

tdtu

2. Hoạt động đào tạo

Khoa tổ chức đào tạo các trình độ sau:

- Kỹ sư - Cử nhân (Chương trình tiêu chuẩn): Bảo hộ lao động; Khoa học môi trường; Công nghệ kỹ thuật môi trường (Chuyên ngành Cấp thoát nước và môi trường nước).

- Thạc sỹ: Bảo hộ lao động; Kỹ thuật môi trường.

Chuẩn đầu ra bậc đại học chính quy: 

- Tin học: Chứng chỉ tin học MOS quốc tế (750/1000 điểm).

- Ngoại ngữ: IELTS 5.5 (Kỹ sư) và IELTS 5.0 (Cử nhân) hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương.

- Tích lũy đủ số tín chỉ theo qui định; đạt kỳ kiểm tra kỹ năng thực hành chuyên môn; bơi liên tục 50 m; có chứng chỉ giáo dục thể chất và quốc phòng; lễ phép, kỷ luật, làm việc nhóm tốt.

Chuẩn đầu ra bậc sau đại học: IELTS 5.0 trở lên; tích lũy đủ số tín chỉ của chương trình; có năng lực nghiên cứu và thực hiện các giải pháp; kỷ luật, làm việc nhóm tốt; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ.

Đặc thù của hệ thống giáo dục tại Khoa: Thời lượng thực hành thực tế chiếm hơn 30% tổng thời lượng đào tạo trong chương trình học. Người học có từ 05 - 06 tháng tập sự tại doanh nghiệp đúng chuyên ngành trước khi tốt nghiệp. Chương trình đào tạo được xây dựng và thường xuyên cải tiến theo nhu cầu xã hội, các học phần có sự tham gia giảng dạy của chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực an toàn – sức khỏe - môi trường. Sinh viên được tham gia nghiên cứu, thực hiện dự án cùng với giảng viên, nghiên cứu viên và các nhóm nghiên cứu chuyên ngành ở trong và ngoài nước, theo chương trình học phần nghề nghiệp và trao đổi sinh viên quốc tế hàng năm.

3. Hoạt động khoa học - công nghệ

Đơn vị nghiên cứu:

Hàng năm, Khoa đều triển khai hoạt động nghiên cứu và thực hiện các dự án chuyên ngành trong lĩnh vực môi trường và an toàn lao động cùng các trung tâm, viện, trường đại học thuộc top 500 thế giới và các trường trong mạng lưới UCI (University Consortium International).

Công bố khoa học quốc tế:

Giảng viên, nghiên cứu viên của Khoa duy trì hoạt động công bố công trình khoa học trên các tạp chí uy tín thế giới. Đến thời điểm hiện tại, Khoa có hơn 100 công bố quốc tế, trong đó có hơn 50 công trình trên các tạp chí được index trong danh mục ISI; 4 chương, sách chuyên khảo. 

Các hoạt động khoa học khác:

Từ năm 2016 - 2021, Khoa đã đăng cai tổ chức thành công Hội thảo khoa học quốc tế lần 1, 2 và 3 về công nghệ và phát kiến môi trường (The International Conference on Environmental Technology and Innovations – ICETI), mỗi kỳ hội thảo đều quy tụ sự tham gia của hơn 100 chuyên gia nghiên cứu và quản lý khoa học trong lĩnh vực môi trường và an toàn lao động đến từ các viện, trung tâm nghiên cứu và trường đại học uy tín trên thế giới.

tdtu

4. Hợp tác quốc tế

Trường Đại học: Đại học kỹ thuật Ostrava – Cộng hòa Czech, Đại học Công nghệ hóa Prague – Cộng hòa Czech, Đại học Khoa học ứng dụng Saxion – Hà Lan, Đại học Thammasat – Thái Lan, Đại học Feng Chia – Đài Loan, Đại học Công nghệ Ming Chi – Đài Loan, Đại học Văn hóa Trung Quốc – Đài Loan, Đại học Quốc gia Khoa học và Công nghệ Cao Hùng – Đài Loan, Đại học quốc gia Seoul, Đại học Đông Nam – Trung Quốc, Đại học Thammasat – Thái Lan, Đại học Trieste – Ý, Đại học Khoa học và Kỹ thuật Wroclaw – Ba Lan, …

Doanh nghiệp: Khoa có mối quan hệ thân hữu trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu với công ty ERM Việt Nam; Công ty TNHH 3M Việt Nam; Công ty TNHH Xi măng INSEE Việt Nam, Tập doàn Intel, Tập đoàn Kimberly Clark, Kinden Việt Nam, FrieslandCampina Việt Nam (Sữa Cô gái Hà Lan), Công ty Bachy Soletanche Việt Nam,…

Sinh viên: Hàng năm, Khoa đều triển khai các chương trình hợp tác trao đổi sinh viên; giao lưu văn hóa; đào tạo ngắn hạn, dài hạn có cấp chứng chỉ cho sinh viên của các trường đại học trên thế giới. Tuyển sinh và đào tạo bậc đại học, sau đại học đối với sinh viên và học viên người nước ngoài đến từ các quốc gia Ý, Mỹ, Hà Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, …

5. Quan hệ cộng đồng

Mạng lưới doanh nghiệp và địa phương thân hữu đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, thực tập của sinh viên, học viên: Khoa MT&BHLĐ đang hợp tác với hơn 42 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong cả lĩnh vực sản xuất/dịch vụ và Cơ quan quản lý nhà nước về Môi trường. Trong hoạt động hợp tác, phía Khoa thường xuyên mời các chuyên gia DN tham gia các buổi định hướng nghề nghiệp, làm giám khảo các cuộc thi học thuật sinh viên, tham gia giảng dạy các chuyên đề môn học, hướng dẫn luận văn tốt nghiệp, và nhận sinh viên thực tập tốt nghiệp tại DN.

Đại diện một số doanh nghiệp thân hữu đang hợp tác với Khoa: Công ty ERM Việt Nam, Công ty TNHH 3M Việt Nam, Công ty TNHH Xi măng INSEE Việt Nam, Tập đoàn Intel, Tập đoàn Kimperly Clark, Tập đoàn Hoa Sen, Công ty dầu khí PTSC, Unicons, Kinden Việt Nam, FrieslandCampina Việt Nam (Sữa Cô gái Hà Lan), Vinamilk, Công ty Bachy Soletanche Việt Nam, Công ty CP Xây dựng Coteccons, Công ty CPXD và KD địa ốc Hòa Bình, Công ty TNHH xây dựng An Phong, Công ty TNHH MTV thuốc lá Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng, Công ty TNHH MTV Đóng tàu & Công nghiệp hàng hải Sài Gòn (Saigon Shipmarin), Công ty CP BOO Nước Thủ Đức, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng địa ốc F.D.C, Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM – Trung tâm Quan trắc và Dịch vụ kỹ thuật môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Long An – Chi cục Bảo vệ môi trường, Công ty TNHH BIM-EXPRESS, Công ty Cổ phần Công nghệ và Môi trường Phúc Nguyên,…

6. Cơ hội và tương lai của người học

Với quan hệ thân hữu cùng các doanh nghiệp và trường đại học có uy tín trên thế giới và Việt Nam, Khoa thường xuyên có những chương trình tuyển dụng thực tập sinh, nhân viên làm việc toàn thời gian (đối với kỹ sư, cử nhân ra trường), nhân viên làm việc bán thời gian, ngắn hạn (đối với sinh viên năm cuối).

Trường và Khoa thường xuyên cung cấp các chương trình, cơ hội học bổng cho các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước, tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ sinh viên học tập và nghiên cứu chuyên sâu, gia tăng cơ hội phát triển bản thân và xây dựng sự nghiệp.