Skip to main content

Khoa Luật

1. Giới thiệu và tổng quan về khoa Luật

Khoa Luật Trường Đại học Tôn Đức Thắng được nâng cấp từ sự phát triển của Bộ môn Luật. Khoa Luật chính thức được thành lập vào ngày 14/7/2015.

Hiện tại, Khoa Luật đào tạo khoảng 1500 sinh viên với đội ngũ giảng viên cơ hữu chất lượng, nhiệt huyết được đào tạo tại các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Khoa Luật có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đến từ các cơ sở đào tạo lớn trong khu vực phía nam, nhiều chuyên gia, Luật sư có uy tín trong và ngoài nước.

Tổng quan (nhân sự, tổ chức, năm thành lập, …)

- Nhân sự: 15 người, trong đó: Tiến sĩ: 05 người; Thạc sĩ: 10 người;

- Tổ chức: Bộ môn Pháp luật Dân sự - Kinh tế; Bộ môn Pháp luật công; Bộ môn Pháp luật quốc tế.

tdtu

2. Hoạt động đào tạo

Khoa tổ chức đào tạo các trình độ sau:

- Thạc sĩ: Ngành Luật Kinh tế.

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Luật kinh tế là chương trình đảm bảo được tính ứng dụng và thực tiễn nhằm giúp cho học viên sau khi hoàn thành khóa học có đủ khả năng vận dụng kiến thức lý luận vào hoạt động thực tiễn, có tư duy phản biện, có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ.

Chương trình đào tạo theo đề án này giúp học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành luật, kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực về pháp luật kinh tế và vận dụng kiến thức đó vào hoạt động tư vấn pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực tư vấn về các vấn đề pháp lý trong quản trị doanh nghiệp, pháp luật về quản lý lao động trong doanh nghiệp, pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp…. Trên cơ sở đó, người học có đủ kiến thức pháp luật, kỹ năng xây dựng và quản trị chiến lược dự phòng rủi ro pháp lý cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, chương trình đào tạo còn giúp học viên có được khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo.

- Đại học: Ngành Luật.

Chương trình đào tạo cử nhân Luật chất lượng cao được xây dựng nhằm mang lại giá trị gia tăng cao và sự khác biệt cho sinh viên ở 5 lĩnh vực: kiến thức, tư duy, kỹ năng, hành vi và thái độ.

Sinh viên tốt nghiệp chương trình Luật chất lượng cao có thể đạt được những kỹ năng nghề nghiệp như: tư vấn, quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết các hợp đồng thương mại nhằm thích nghi tối đa với môi trường công tác để có thể đảm nhiệm công tác pháp lý ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; làm việc trong các Cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, ...

Chương trình cử nhân Luật trình độ đại học hướng tới đào tạo ra các cử nhân Luật có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, kiến thức cơ bản về luật pháp, thực tiễn pháp lý và những kiến thức có liên quan đến lĩnh vực pháp luật.

Vào năm học thứ 3, sinh viên có thể lựa chọn chuyên ngành yêu thích, gồm: Luật kinh tế, Luật dân sự, Luật hình sự và Luật kinh doanh quốc tế.

Cử nhân Luật có thể làm việc tại các vị trí: tư vấn pháp luật trong các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, hành nghề luật sư theo pháp luật; cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục; chuyên gia tư vấn cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, chuyên viên tại các cơ quan nhà nước, làm việc tại các cơ quan tư pháp như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Thi hành án, ...

Chuẩn đầu ra bậc đại học: Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế, bơi 50 m; có chứng chỉ giáo dục thể chất và quốc phòng; tích lũy đủ số tín chỉ theo qui định; đạt kỳ kiểm tra kỹ năng thực hành chuyên môn; lễ phép, kỷ luật và làm việc nhóm tốt.

Chuẩn đầu ra bậc thạc sĩ: tích lũy đủ số tín chỉ của chương trình; có năng lực nghiên cứu vấn đề và đề xuất giải pháp; kỷ luật, làm việc nhóm tốt; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ.

tdtu

3. Hoạt động khoa học - công nghệ

- Thực hiện các công trình nghiên cứu chuyển giao, tu vấn pháp lý tại nguồn thu cho Khoa và Nhà trường.

4. Hợp tác quốc tế

- Mạng lưới đối tác và chuyên gia quốc tế. Các chương trình đào tạo, nghiên cứu hợp tác với nước ngoài.

5. Quan hệ cộng đồng

- Mạng lưới doanh nghiệp và địa phương thân hữu. Các hoạt động hợp tác doanh nghiệp tiêu biểu.

6. Cơ hội và tương lai của người học

- Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Vị trí công việc và khả năng thăng tiến.