Skip to main content

Khoa Kỹ thuật công trình

1. Giới thiệu và tổng quan về khoa Kỹ thuật công trình

Khoa Kỹ thuật công trình (KTCT) được thành lập vào 24/09/1997. Ngoài lực lượng giảng viên cơ hữu, khoa còn mời các giáo sư, chuyên gia uy tín ở các trường đại học và các viện nghiên cứu chuyên ngành tham gia giảng dạy các môn học có liên quan đến thực hành, kiến tập doanh nghiệp.

Được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo nhà trường, khoa KTCT đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại, hệ thống phòng thí nghiệm chuyên ngành đã được xây dựng từ năm 2001 và liên tục được bổ sung phát triển hàng năm.

Các phòng thí nghiệm khoa KTCT được trang bị các máy móc hiện đại, phục vụ cho các hoạt động thí nghiệm giúp sinh viên kiểm chứng lý thuyết cũng như các thí nghiệm phục vụ nghiên cứu chuyên sâu phục vụ công tác đào tạo bậc đại học và sau đại học.

tdtu

Hiện nay, khoa đã có 67 cán bộ, giảng viên giảng dạy cơ hữu, trong đó có 2 phó giáo sư, 19 tiến sĩ, 29 thạc sĩ và 7 kỹ sư, đặc biệt có 2 Tiến sĩ, Giáo sư người nước ngoài. Ngoài ra khoa còn có 5 Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên gia tham gia cố vấn, giảng dạy thỉnh giảng và hợp tác nghiên cứu. Tổng số sinh viên hiện nay của khoa là gần 2000 sinh viên đại học, 30 học viên Thạc sĩ và 6 NCS Tiến sĩ.

Tổ chức gồm 6 bộ môn: Bộ môn Xây Dựng; Bộ môn Cầu Đường; Bộ môn Kiến Trúc; Bộ môn Quy Hoạch; Bộ môn Cơ sở; Bộ môn Thi công và Quản lý dự án.

tdtu

2. Hoạt động đào tạo

Khoa tổ chức đào tạo các trình độ sau:

- Tiến sĩ: Ngành kỹ thuật xây dựng.

- Thạc sĩ: Ngành kỹ thuật xây dựng; Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.

- Đại học:

  • Ngành kỹ thuật xây dựng (chương trình Tiêu chuẩn, chương trình Chất lượng cao, và chương trình đào tạo bằng tiếng Anh).
  • Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (chương trình Tiêu chuẩn).
  • Ngành kiến trúc (chương trình Tiêu chuẩn).
  • Ngành quy hoạch vùng và đô thị (chương trình Tiêu chuẩn).

Chương trình đào tạo các ngành từ trình độ đại học đến sau đại học đều được kiểm định và công nhận bởi các tổ chức kiểm định quốc tế (ngành Kiến Trúc được kiểm định bởi AUN-QA, ngành Quy hoạch được kiểm định bởi FIBAA).

Bên cạnh các chương trình đào tạo trong nước, Khoa còn có Chương trình song bằng 2+2 ngành Kỹ thuật xây dựng liên kết với Đại học Latrobe, Úc.

Chuẩn đầu ra bậc đại học, bậc thạc sĩ, tiến sĩ luôn đảm bảo cao hơn chuẩn qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo và tương đương với chuẩn đầu ra của các trường thuộc TOP 500 của thế giới về cả kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Đặc thù của hệ thống giáo dục tại Khoa: 100% sinh viên được học kiến thức nghề nghiệp thực tế do các giảng viên/ chuyên gia có kinh nghiệm giảng dạy. 100% sinh viên được tham quan, kiến tập tại doanh nghiệp. Các sinh viên đam mê khoa học được tham gia nghiên cứu chung với giảng viên hướng dẫn trong các nhóm nghiên cứu của Khoa.

3. Hoạt động khoa học - công nghệ

Công bố khoa học quốc tế: Khoa có 2 nhóm nghiên cứu manh, tập hợp các nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng. Đến nay, Khoa có hơn 280 công bố quốc tế, trong đó có hơn 230 công trình trên các tạp chí được Index trong Danh mục ISI.

Hoạt động khoa học ứng dụng: Khoa đã thực hiện 05 đề tài cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED); 03 đề tài cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (FOSTECT) thuộc Đại học Tôn Đức Thắng; 04 đề tài với Sở khoa học - công nghệ TPHCM; 06 hợp đồng/ dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với các tổ chức quốc tế.

Các hoạt động khoa học khác: Khoa đã tổ chức thành công 03 hội nghị khoa học quốc tế gồm: CUTE 2016, CUTE 2018, CUTE 2020.

4. Hợp tác quốc tế

Quốc tế hóa và tăng cường hợp tác quốc tế đã và đang là một trong những chiến lược quan trọng của Khoa kỹ thuật công trình nhằm không ngừng nâng cao năng lực cũng như hợp tác trên phạm vi toàn cầu, nhằm giải quyết những thách thức mới của thời đại. Các lĩnh vực hợp tác quốc tế tại Khoa: Hợp tác về nghiên cứu; Hợp tác về giáo dục; Phát triển đối tác quốc tế.

Đối tác quốc tế thân hữu hiện nay: Đại học Hasselt (Bỉ) (top 500 thế giới), Đại học kỹ thuật Ostrava (CH Séc), Viện công nghệ Bleking (Thụy Điển) , Đại học Trieste (Ỳ), ... Và hơn 50 đối tác khác từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi năm Khoa luôn cố gắng mở rộng từ 1-2 đối tác quốc tế mới nhằm tăng cường mạng lưới đối tác.

Hợp tác nghiên cứu quốc tế: Cùng với định hướng phát triển của trường, các giảng viên, các nhóm nghiên và các nghiên cứu viên trong khoa cũng hợp tác với các trường, các giảng viên và các nhóm nghiên cứu quốc tế từ các nước như Bỉ, Anh, Pháp, Ý,Hàn Quốc, Trung Quốc, … để thực hiện các nghiên cứu về thích ứng biến đổi khí hậu, vật liệu, quy hoạch tích hợp, ... Có rất nhiều bài báo được công bố trên các tạp chí, các kỷ yếu hội thảo được xếp hạng theo scopus và ISI.

Giảng viên quốc tế: Khoa KTCT có nhiều Giáo sư, Giảng viên cao cấp, Nghiên cứu viên quốc tế đến làm việc và công tác tại khoa ngắn hạn và dài hạn. Hàng năm có nhiều seminar quốc tế được tổ chức tại Khoa để các giảng viên và sinh viên được trao đổi và học hỏi quốc tế về kiến thức về học thuật, chuyên môn ngành, … Các chủ đề mới và ý nghĩa luôn được lựa chọn để chia sẻ như: thích ứng biến đổi khí hậu, ùn tắc giao thông, Quy hoạch tích hợp trong xây dựng, kiến trúc xanh, ...

Các khóa học và sinh viên quốc tế: Trao đổi sinh viên quốc tế là điểm mạnh của khoa Kỹ thuật công trình. Bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2014, mỗi năm có ít nhất từ 5 -6 nhóm sinh viên cùng các Giáo sư, Giảng viên từ các trường đối tác (Bỉ, Thuỵ Điển, Pháp, Hàn Quốc, Đức, Na Uy, Lào...) sang dạy và học cùng các sinh viên của khoa 1 học kỳ, hoặc làm chung đồ án trong 2 tuần. Các sinh viên Việt Nam học lực tốt, ý thức và thái độ tốt cũng được học bổng để qua Bỉ học từ 1 học kỳ đến 1 năm.            

tdtu

5. Quan hệ cộng đồng

Khoa KTCT đã có nhiều hoạt động hợp tác với gần 200 doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước và quốc tế. Trong đó, đã ký kết MOU hợp tác toàn diện trong nghiên cứu, giảng dạy chuyên môn, thực tập, tham quan nhà máy, tuyển dụng nhân sự với hơn 50 doanh nghiệp lớn và cơ quan nhà nước trong vòng 5 năm qua như: Inax Việt Nam, Công ty Cổ phần Đại Quang Minh, Sở quy hoạch kiến trúc TPHCM, ...

Các hoạt động hợp tác doanh nghiệp tiêu biểu:

- Khoa hợp tác cùng các doanh nghiệp tổ chức hội thảo chuyên đề cho sinh viên trong các lĩnh vực: xây dựng, kiến trúc, quy hoạch, cầu đường nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thêm nhiều kiến thức về thực tế công việc sau khi ra trường.

- Tổ chức các hội nghị lấy ý kiến góp ý của doanh nghiệp và Cựu sinh viên cho đổi mới chương trình đào tạo, phù hợp với thực tiễn của thị trường lao động trong các lĩnh vực chuyên môn của khoa. 

- Tổ chức các chương trình giao lưu giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp và sinh viên như: tổ chức giải đá banh, ngày hội ngành, ...

- Hợp tác các chương trình tham quan dự án, nhà máy của các doanh nghiệp thân hữu, tạo môi trường tiếp xúc thực tế cho sinh viên các ngành. Hợp tác tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp cũng là cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.

6. Cơ hội và tương lai của người học

Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm sau 1 năm khi tốt nghiệp đạt 100%. Sinh viên tốt nghiệp có năng lực chuyên môn tốt, cầu thị, đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp xậy dựng, được doanh nghiệp đánh giá cao.